Monday, July 14, 2014

The love sentences you should learn

1. I could hold you forever. (Anh sẽ ôm em mãi)

2. I can’t believe that someone as amazing as you could ever be with me. (Anh không thể tin mình có thể có được một người con gái tuyệt vời như em)

3. Meeting you is the best thing that ever happened to me. (Gặp được em là điều tốt đẹp nhất từng xảy đến với anh)

4. I wanna be the one who completes your life, because you are the only one who can make me feel this way. (Anh muốn là người khiến cuộc đời em trọn vẹn, vì chính em làm anh cảm thấy như vậy)

5. They say a picture tells 1,000 words but when I see yours all I see is 3: I…love…you. (Người ta nói một bức ảnh có thể nói lên ngàn lời, nhưng khi nhìn vào ảnh em, anh chỉ thấy có 3 chữ: Anh…Yêu…Em)

6. I’ve never felt this way about anyone before. (Chưa từng ai mang lại cho anh cảm giác này)

7. You’re the love of my life. (Em là tình yêu của đời anh)

8. You’re my one and only. (Em là người con gái duy nhất của anh.)

9. You’re my everything. (Em là tất cả của anh.)

10. I never knew what I did good to deserve you. (Anh không biết mình đã làm gì để xứng đáng có em)

11. Do you even realize how much I love you? (Em có biết anh yêu em nhiều như thế nào không)

12. I wish I could be with you forever, but that still wouldn’t be enough time to love you. (Anh ước có thể bên em mãi mãi, nhưng kể cả từng đó thời gian cũng không đủ để anh yêu em)

13. I cannot stop thinking about you. (Anh không thể ngừng nghĩ về em)

14. I wanna be the one you hold all the time. (Anh muốn em ôm anh mãi thế này)
I wanna be the one holding your heart. (Anh muốn là người duy nhất nắm giữ trái tim em)

15. I wanna be the one who can make you happy. (Anh muốn là người làm em hạnh phúc)

16. I’m not a sweet talker but if I could say something romantic, you’d be the only one I’d say it to. (Anh không phải kẻ hay nói những câu đường mật nhưng nếu anh có thể cói những lời lãng mạn, anh sẽ chỉ nói những lời ấy với em)


==========

Bạn nào có nhu cầu tìm gia sư để ôn luyện tại nhà cùng các bạn thì liên hệ page nhé!, các admin sẽ ôn luyện với bạn

Be a fan with us on facebook: http://goo.gl/fK4kqf





Sunday, July 13, 2014

Chia sẻ kinh nghiệm về chiến lược tự luyện thi toeic


Chào các bạn, Fanpage của clb: How to learn english as well nhận rất nhiều messages hỏi về chiến lược, cách học tự luyện thi Toeic như thế nào?? Và chắc rằng những bạn đang học tiếng anh tại nhà hay tại trung tâm đều có cùng một thắc mắc như trên.

Bằng kinh nghiệm đã trải qua của các bạn admin Clb, chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm của mình hy vọng các bạn có thể áp dụng chiến lược ôn luyện này tại nhà không cần tốn tiền đến trung tâm mà vẫn đạt điểm cao.

Nào Here we go

1. Cần biết rõ về cuộc thi Toeic:

Bạn muốn tham dự kỳ thi toeic, mà bạn không biết cuộc thi nó thế nào, thời gian thi ra sao, làm bài trên máy hay trên giấy, thi phần nào trước, cấu trúc đề thi thế nào....?

Nếu câu trả lời là " KHÔNG BIẾT" hoặc " KHÔNG RÕ NỮA" vậy thì make sure với bạn rằng, đừng mong đạt điểm cao trừ khi bạn đã pro sẵn English.

Lý do bạn cần " nắm rõ" về cuộc thi Toeic đó là:
Trong cuộc thi Toeic diễn ra chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ thôi, mỗi giây đi qua là không bao giờ quay lại được, cộng với áp lực cuộc thi bạn mà không biết rõ thì bạn không có chiến lược làm bài hiệu quả, bạn sẽ không có điểm cao.

Vì vậy trước khi bắt tay vào luyện hãy dành 1 tiếng đọc về cuộc thi Toeic nó gồm phần nào? thời gian mỗi phần? từng phần có gì?  Sau đó bạn hãy tự ngồi tính toán xem ở mỗi phần, ước lượng mình có khoảng bao nhiêu thời gian để làm.

TOEIC KHÔNG HỀ KHÓ, QUAN TRỌNG LÀ CHIẾN LƯỢC BẠN LUYỆN THI VÀ CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI THI, NÓ CHIẾM TỚI 70% TRONG KẾT QUẢ THI CỦA BẠN, CÒN LẠI LÀ 30% PHONG ĐỘ VÀ KHẢ NĂNG BẠN TÍCH LŨY ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN LUYỆN

2. Chiến lược làm bài:
A. Phần Listening:

Bạn nên tận dụng thời gian trong lúc thi. Vì khi thi chỉ nghe 1 lần duy nhất, và nghe liên tục, não bạn phải xử lý thông tin liên tục. Vì thế bạn không có cơ hội thứ 2 để mà nghe lại, vậy bạn cần tranh thủ thời gian.

Trước khi bắt đầu một part liseting, họ thường nói hướng dẫn, bạn đừng tốn thời giờ nghe người ta hướng dẫn, thời gian đó bạn hãy xem qua câu hỏi, câu trả lời của part đó để bạn nắm được chủ đích khi nghe mình cần nghe cái tiêu điểm gì.
Khi đó bạn nghe và nhận ra được ngay chỗ nào người ta hỏi và tìm được câu trả lời, khi hoàn thành câu trả lời của đoạn đó, dù đoạn hội thoại vẫn chưa hết nhưng bạn đừng có ngồi nghe cho hết đoạn hội thoại phí thời gian lắm, vì bạn đã trả lời xong những cái người ta hỏi,  những phần còn lại chỉ là râu ria của đoạn hội thoại nghe cũng hok có làm gì thì nghe chi cho phí thời gian? thời gian đó bạn hãy đọc tiếp những câu hỏi, và câu trả lời của đoạn hội thoại kế tiếp.
Và cứ thế bạn áp dụng cho chiến lược làm bài nghe

B. Phần Reading

Quy tắc: 
- Làm liên tục không ngừng từ trên xuống dưới. 
- Quy định thời gian cho từng câu hẳn hoi để tránh tình trạng dừng lại quá lâu ở một câu trong khi các câu khác vẫn trong " hàng đợi " 
- Đọc lướt, đọc lướt, luôn luôn là lướt trước tiên. Những câu nào thật sự khó với bạn mới đọc kỹ 
- Đánh dấu trên đề thi những câu khó, quay lại làm nó khi đã hoàn thành các câu khác.
- Khi sắp hết thời gian, mà còn nhiều câu chưa làm: 15' cuối, hãy lướt nhanh làm những câu bạn biết, sau đó quần lại những câu bạn phân vân chưa đưa ra câu đáp án hãy làm nó , sau đó còn khoảng 3' cuối, nếu chưa hoàn thành hết thì mặc nó, quánh lụi hết những câu chưa làm nha, không còn thời gian để nghĩ suy nữa đâu. 
- Những câu phân vân: hãy làm theo linh cảm đầu tiên ( cái này không có cơ sở chính xác, nhưng kinh nghiệm của các bạn trong Clb đều như thế ^_ ^, quy tắc này bạn có thể chọn tiếp thu hoặc pass it cũng không sao)

Với part 5
Bạn không nên câu nào cũng đọc kỹ hết nguyên câu, hiểu nói rồi mới đọc các gợi ý đáp án rồi mới chọn đáp án --> that's not smart way to do test well.

Bạn nên làm theo lộ trình sau:
1s để lướt câu trở lời của từng câu  ---> mới quyết định đọc hết câu hay không?

1s thôi là đủ để bạn quyết định cách làm cho câu đó rồi.
Với những câu hỏi có gợi ý là giới từ, hoặc một loạt family word --> thì bạn hãy nhìn vào +/- trước sau khoảng trống cần điền để quyết định chọn câu trả lời nào

Với những câu gợi ý trả lời như: loạt từng vựng khác nhau, liên từ, thì bạn phải đọc lượt nguyên câu hỏi. Nhớ nhé: " đọc lướt ", đừng ngồi nghiễn ngẫm nó nhé, có một số từ bạn không biết nhưng vẫn có thể đoán được, đừng dừng thời gian lại khi gặp từ không biết trong câu.

Thường part V nó chỉ có 3 loại: giới từ, thì, liên từ, vocabulary. 

Với part VI:
Cũng tương tự part V, bạn không phải đọc hết nguyên bài, bạn chỉ cần đọc lướt 1s qua câu trả lời, rồi theo quy trình của part V mà làm.

Với part VII:
Bạn cũng đừng mất thời gian đọc hết đoạn. Hãy bắt đầu bằng việc đọc câu lướt câu hỏi xem nó muốn hỏi gì?
Sau đó lướt qua đoạn tìm đọc đoạn có liên quan câu hỏi.
Thường một đoạn như thế nó sẽ có 1 câu hỏi , đây là câu hỏi bao quát hay gọi là hỏi về topic của đoạn đó. Vậy bạn hãy làm câu hỏi này sau cùng, sau khi hoàn thành các câu hỏi khác của đoạn --> khi đó bức tranh về đoạn cũng ghép tương đối hoàn chỉnh bạn có thể nhìn tổng thể. Nếu bạn giỏi phán đoán, và tự tin thì khỏi phải đọc lại đoạn để tìm câu trả lời, bạn hoàn toàn có thể đưa ra câu trả lời. ( Mình luôn làm vậy và độ chính xác luôn cao, tiết kiệm được thời gian để chiến với những câu khó gặm )

3. Chiến lược ôn luyện tại nhà:

Chiến lược ôn thi toeic Nó rất rất là quan trọng. 
Để làm quen với thời gian thi, áp lực thi, và sức chịu đựng khi ròng rã mấy tiếng đồng hồ toàn anh văn thì bạn thường xuyên làm bài test thử tại nhà.
Canh thời gian, bật băng nghe , đánh câu trả lời vào phiếu giống như khi thi thật. Sau đó bạn xem đáp án chấm thử bạn được nhiêu điểm.
Tháng đầu mỗi tuần 1 bài test hay 2 bài test thì tùy vào khả năng của bạn. Khi thấy đã cải thiện bạn nâng số lần làm bài test trong 1 tuần lên.

Sau khi chấm điểm bạn bắt đầu học từng phần theo chiến lược sau:

Với phần nghe: 
Với từng part, 1 nghe 1 lần và làm câu trả lời, xem đáp án so sánh kết quả, sáu đó nghe lại từng đoạn của câu hỏi. Khi nghe phải chú ý nó speak như thế nào, gặp những đoạn bạn không hiểu càng phải nghe đi nghe lại nhiều lần để quen dần cách họ speak câu đó, và để nhớ từ vựng nữa, cụm từ nữa.

Bạn nên đọc trước câu hỏi xem nó hỏi gì? và đọc câu trả lời? để chi? để khi nghe bạn nghe có tiêu điểm, như thế bạn nghe tập trung hơn, không bị "lậm" vào những câu râu ria, những từ khó những từ bạn không biết, nghe để nắm những ý chính của đoạn.  Tập nghe và phán đoán, tập ghi nhớ ý của đoạn hội thoại

Để quen chiến lược làm bài thi ở trên, thì khi ôn luyện, hay khi làm bài test thử tại nhà bạn phải răm rắp theo quy trình của chiến lược làm bài thi. Như thế sẽ rèn luyện kỹ năng, lặp lại nhiều lần nó sẽ thành thói quen, sẽ thành phản xạ vô điều kiện, khi đó sẽ dễ dàng cho bạn hơn.

Liên tục rút kinh nghiệm cho bản thân. Khi nghe sẽ có những cái bạn bị nghe nhầm, những mẹo trong cách hỏi và trả lời, với những cái sai đó bạn phải phân tích và tìm ra điểm chung, phương pháp làm để không bị sập bẫy một lần nào nữa.

Với phần reading: 

Bạn làm lại một lượt hết phần reading, so sánh đối chiếu kết quả. Rồi bắt đầu làm lại từng câu một. Và bạn tìm được lời giải thích cho lý do nào chọn câu đó. Học những cụm, phrase mới, family word. Với những câu bạn trả lời sai, bạn càng phải học kỹ, phân tích lý do sai, cách làm khi gặp những câu này như thế nào.... Phải biết dừng lại , lùi lại một chút để nhìn toàn cảnh nhé!

Như trên chiến lược làm bài  thi reading, ở nhà tự luyện cũng theo quy trình đó mà luyện nhé!.
Nghĩa là khi bạn đọc câu đó, hãy lượt qua câu trả lời để phân tích trong đầu bạn xem nó thuộc thể loại gì? family word, giới từ, thì, hay từ vựng... từ đó bạn quyết đinh: ah với loại này mình cần chọn chiến lược này ( xem lại phần chiến lược làm bài thi reading ở trên nhé )

Thêm nữa, bạn cần học lại 9 thì cơ bản của tiếng anh. Học thuộc nằm lòng những idiom, phrase mà mình gặp phải nhé.

Ban đầu có thể điểm số rất tệ , thậm chí bạn đụng câu nghe nào cũng như vịt nghe sấm, hay đụng câu reading nào cũng trên 79% hok hiểu hok biết từ cũng không sao. Bạn luyện chậm lại, nhai ngấu nghiến từng câu một trong đoạn hội thoại, từng câu trong reading, rồi dần dần bạn nâng lên.

Cuối cùng, 1 tuần bạn làm lại bài đã test thử trong tuần đó. Như vậy bạn đo được mình tiến bộ thế nào so với lần đầu tiên, và để bạn nhớ lại những gì đã học.
Nên photo nhiều phiếu trả lời, để bạn sử dụng mỗi khi làm bài test thử.
Có bản record ghi chép lại điểm số  để bạn theo dõi mình tiến hay lùi, hay giậm chân tại chỗ và điều chỉnh nha.

4. Nên học giáo trình nào? 

Bạn nên học giáo trình mà nó có nguyên một bài test luôn ấy, trong phần answer nó có hướng dẫn thì càng tốt.

Ngoài giáo trình đó mình hay lên trang tự học anh văn này để luyện nghe, viết, và học từ mới. Bạn click tại đây để vào trang.

5. Bao nhiêu điểm là đủ?

Chà khó nói lắm, làm cao nhất có thể. Nhưng khi mới bắt đầu ôn luyện bạn nên đặt mục tiêu để quyết tâm đạt được, tốt nhất đặt mục tiêu từ 600 trở lên.


6. Khi ôn Toeic có nên luyện nói và viết không?

Nếu bạn chỉ muốn có cái bằng trưng chơi, lòe nhà tuyển dụng thì khỏi cũng được. Nhưng nếu bạn muốn mình có bằng nhưng vẫn xài được thì phải luyện kèm nói với viết.

Khi luyện nghe và luyện reading như thế sẽ là điều kiện tuyệt với để luyện nói và viết. Vì 4 skills này không hề tách biệt mà luôn linking lẫn nhau.

Nói: 
Khi nghe, bạn có thể tập nói và lặp lại những câu bạn thích, hay lặp lại những gì bạn nghe được. --> bạn quen với việc mở miệng nói, nhớ từ mới, nhớ ngữ cảnh sử dụng câu đó--> nói theo phản xạ --> tự nhiên say học av " ngứa miệng" muốn nói.
Khi reading, sau khi làm các cách ôn luyện xong, bạn có thể dành vài phút để đọc to những câu trong phần reading --> quen với việc mở miệng nói, đọc lưu loát hơn, học từ vựng hay cụm từ cũng dễ nhớ nữa.
Nếu khi bạn học từ, hoặc học cụm từ, bạn chỉ việc viết nó, hoặc tưởng tượng từ đó trong đầu mà không mở miệng đọc hoặc không đọc trong suy nghĩ thì có phải rất ức chế, rất khó thuộc đúng không? Vậy thì hãy đọc nó thật to, mở miệng đọc nó đi đừng tự ức chế mình.

Viết: 
Khi nghe: thích câu nào bạn có thể viết lại câu đó ra nháp
Khi đọc, thích đoạn nào, câu nào có thể viết lại ra nháp, sau đó không nhìn sách mà tự viết lại câu đó.
Bạn biết không, có thể bạn nghe được câu đó, hoặc bạn đọc hiểu, biết đoạn đó nhưng khi viết nó ra bạn bị lúng túng đủ chỗ cũng như khi lặp lại bạn cũng lúng túng không nói trọn vẹn câu được. vì vậy nghe là chuyện cần luyện viết để tay và mắt bạn quen với nó.

CHÚC CÁC BẠN ÔN LUYỆN THÀNH CÔNG!!!

Bạn nào có nhu cầu tìm gia sư để ôn luyện tại nhà cùng các bạn thì liên hệ page nhé!, các admin sẽ ôn luyện với bạn

Be a fan with us on facebook: http://goo.gl/fK4kqf






Saturday, July 12, 2014

Tuyển tập những câu nói kinh điển trong anh văn đời sống

Dưới đây là một loạt những câu nói tiếng anh đời sống kinh điển được người mỹ sử dụng hàng ngày. Bạn thường xem phim, xem show của mỹ sẽ thấy nó.

Cách học tự học speaking: 
 Các bạn học thuộc lòng một câu, tập nói nhiều lần cho đến khi bạn nói câu đó ra mà không phải suy nghĩ. 
 Bạn học cụm từ, và thay chủ ngữ thay danh từ thì 1 câu sẽ biến thành nhiều câu, nhưng vẫn bảo đảm đúng chuẩn Anh văn 

Ví dụ: I'm really sick of it.             sick of: chán, ngán

Câu này bạn chú ý cụm từ sick of + Noun. hãy thay thế S, thay thế Noun 
Were you sick of me ?
I do the same thing everyday. I'm really sick of it.
He is sick of his girlfriend. 
Im sick of fast food........

Tips for you: 
Luyện nói trôi chảy câu này và học thuộc lòng cho đến khi bạn " buột miệng" nói ra câu đó mà không mất 1s nào để suy nghĩ. 
Đó là cách chúng tôi tự học và nói tiếng anh lưu loát. 
Ah 1 điều tối quan trọng nữa, đừng bao giờ translate from Vietnamese into English nha, tối kỵ đấy bạn ạ. Bạn nào muốn làm người phiên dịch, dịch phim, dịch sách, viết lách thì hãy dịch từ Anh sang Việt, tuyệt đối cấm kỵ dịch từ Việt sang Anh nha 

HERE WE GO:

I'd like to meet him in person              S + would like to meet + Someone+ in person  muốn gặp trực tiếp 

I got an idea                                      Tôi có y này
I got it                                                Tôi hiểu rồi
I got be shocked                                Hết hồn


Who is it from?                This sentence use for when S.O send/ give you s/thing, but you don't know who send it to you, so you will ask: Who is it from? Ai gửi vậy???
When was it been from?                Nó được chuyển đến hồi nào vậy???


I still have my pride           Tôi vẫn còn có lòng tự trọng
I also have my pride though          Tôi cũng có lòng tự trọng mà

So another word                    nói cách khác thì/ là...

Here it I do with you             mình cùng làm thôi

You got you wish               bạn đạt được nguyện vọng rồi đó

I'd like chinese food and what's your ........... Tôi thích đồ ăn người hoa còn bạn thì sao?  Câu này bạn chú ý What's your, còn cụm phía trước thì bạn linh động thay thế.

When you come out of the office               Khi nào thì bạn tan sở
When you came out of home                     Con ra khỏi nhà hồi nào vậy?

Why did you do back then?            Sao anh lại cư xử như thế nữa?

I can handle it                                Tôi có thể xử lý/ giải quyết/ làm được

Thanks for your helpful advice              Cảm ơn vì lời khuyên bổ ích   

How are you these days
How have you been these days          Dạo này sao rồi? Người mỹ hay dùng have you been hơn là how are you

I'll pay for your ticket                      Tớ trả tiền vé cho cậu
I'll pay for your meal                       Tôi trả tiền cho, tôi mời cậu một chầu 

Are you still in school?                    Bạn vẫn còn là sinh viên hửng?  Câu này dùng để hỏi bạn là sinh viên hay đi làm rồi

My back is hurt                           Lưng tôi không khỏe, lưng tôi đau, tôi bị đau lưng
I hurt my back                             Tôi bị đau lưng
I hurt my back by myself              Tôi làm lưng mình đau. Nghĩa câu này hoàn toàn khác câu I hurt my back nhé, 
Chú ý nha: Tôi làm mình bị.... thì là I hurt....by myself.   Sthing's your bị đau thì là I hur....., hoặc My.... is hurt

I'm upset                                   Tôi buồn, tôi không vui. Người mỹ hay dùng câu này khi đang nói về trạng thái tinh thần hơn là dùng câu: I'm sad. 

It is tasty                                 Món này ngon, nó ngon đó. Dùng khi bạn khen đồ uống, món ăn ngon

Back then                               vừa nãy, mới nãy, vừa rồi,..

Is there something wrong?          Có chuyện gì vậy? có gì không vui hả? có chuyện gì buồn hả?
What happen in your eyes          Mắt anh bị sao vậy? thay your eyes bằng danh từ khác thì nghĩa là cái gì đó bị sao vậy?

I'm little tired                            Tôi hơi mệt
Stay a little bit longer               Ở lại thêm chút nữa hẵng về
Comeback home safe              Về nhà an toàn nhé, người việt không dùng câu này để chào tạm biệt hay tiễn ai về nên hiểu câu này bằng tiếng việt hơi lạ tai. Câu này sử dụng trong hoàn cảnh: ai đó đến nhà chơi, khi tiễn họ thì nói Comeback home safe

I'll be good to you                  Tôi sẽ đối xử tốt với bạn

Time seems to go by slowly         Thời gian như trôi chậm lại, thời gian chậm chạp trôi.

Here you are                      Nó nè, của anh nè

Mind your own business         Lo chuyện của mày đi, đừng có nhiều chuyện chỏ mũi vào chuyện người khác

I'm going out for while          Con ra ngoài chút
I'll be alright                         Tôi sẽ ổn thôi, thường dùng hơn là I'll be okey
I'm getting really jealous        Tôi thấy ghe tị thiệt đó, tôi thực sự ghen tị (với bạn)

Put your hand in my hand       nắm lấy tay anh, câu này nói hay hơn câu Hold my hand. Hold my hand thường sử dụng khi muốn ai đó nắm chặt không buông : ai đó đang treo lơ lửng trên cây, bạn đưa ta ra và nói Hold my hand, hoặc trong tình yêu nói hold my hand ẩn ý là nắm chật lấy tay anh đừng buông nhé ^_ ^!!!

She drives me crazy               Cô ấy làm tôi phát điên mất, câu này tùy hoàn cảnh mà có nghĩa khen/ hoặc chê. Ví dụ xem clip ca nhạc, bạn kết cô ca sĩ ấy, cô ấy làm bạn " say" bạn nói She drives me crazy  --> khen. Hoặc thấy cô nàng nào dáng chuẩn nóng bỏng đi ngang qua bạn buột miệng nói She drives me crazy nghĩa là đang khen, bị hút hồn bởi cô ta. Còn nếu ví dụ con bạn lì, không nghe lời, bạn nói She drives me crazy, thể hiện sự bực bội 


TO BE CONTINUE.........

KEEP IT IN YOUR MIND, YOU'LL GET BETTER!!!


Be a fan with us on facebook: http://goo.gl/fK4kqf






Thursday, July 10, 2014

Những câu nói thông dụng về chủ đề Bad Habit topic

Here are some sentence about babit topic. You should read it, write it over and over to keep them in your mind and speak it louder as much as you can. 
Note: pay attention on high-light. It's phrases, you should learn whole phrase, just replace Noun or Object. 

Here we go

- Why Bad Habits are Hard to Break                                  
                                              Tại sao những thói quen xấu lại khó bỏ

- Much of the time, bad habits are also hard to break simply 
                                              Phần lớn thời gian / hầu hết thời gian thì những thói quen xấu cũng khó bỏ lắm!

- Keep in mind that you need to engage in Positive Behaviors
                                                     Nhớ là/ nhớ rằng bạn cần phải chú ý vào những cách hành vi tích cực

- You can break bad habits by replacing them with positive behaviors.
                                              Bạn có thể bỏ những thói quen xấu bằng cách thay thế thói quen xấu bằng những hành vi tích cực/ cách cư xử tích cực

- To break a bad habit
                                             Bỏ thói quen xấu

- To overcome your habits.
                                             Khắc phục/ hết/ để không còn thói quen xấu

- 3 Bad Habits at Work. 
                                             3 thói quen xấu trong công việc

- Poor e-mail communication.  
                                             Kỹ năng giao tiếp bằng thư điện tử kém

- Spending too much time in front of a screen it a bad habit
                                            Tốn nhiều thời gian ngồi trước màn hình máy tính là thói quen xấu
                                             Ngồi hàng giờ liền trước máy tính là thói quen xấu

- Social media addiction. “If you said going on Facebook twenty times a day related to your work, spending too much time on social media or other websites not related to your work,  You’re addicted on facebook, social media 
                                       Nghiện phương tiện truyền thông/ Nếu bạn nói rằng bạn vào Facebooke 20 lần một ngày mà không phải để làm việc, ngốn hàng giờ vào phương tiện truyền thông hoặc những website mà những cái đó không phục vụ cho công việc của bạn thì bạn đã bị ghiền/ nghiện facebook rồi, nghiện phương tiện truyền thông rồi. 
( phương tiện truyền thông như tv, game, video, hình ảnh trên internet...).

- Always Being Late: This person arrives late to everything; to work, school, appointments

- Denying Personal Responsibility: ( Chối bỏ trách nhiệm )  Saying ‘It’s not my fault.’ ‘I had nothing to do with it. but it is really your fault.

Talking with your Mouth Full: Talking when you are chewing your food
                                           Nói chuyện trong lúc ăn. Vừa ăn vừa nói
                                         
- Twirling Hair
                                         Nghịch tóc
Picking your Nose: Putting finger up your nose (or nostril) and taking out the boogers
                                        Ngoáy mũi, móc cức mũi

- Biting Nails: Chewing or biting off parts of the finger nails
                                      Cắn móng tay. Gặm, cắn móng tay.



- My bad habit is tend to interrupt people in conversation. 
                                      Thói quen xấu của tôi là hay xen ngang cuộc nói chuyện, hay ngắt lời người khác, làm gián đoạn cuộc nói chuyện....

- I also smack my gum. That drives my wife crazy, so I try not to do it in her presence. 
                                    Nhai sin-gum và làm tiếng động lạ bằng sin-gum. Nó làm vợ tôi khó chịu, vì vậy mà tôi cố gắng không làm điều đó trước mặt cô ấy.

- Do you have some bad habits that you’d like to break
                                     Bạn có vài thói quen xấu nào mà bạn muốn bỏ không?  

- These are just a few bad habits that can cause you to be fired, or looked over for that promotion
                                   Có một vài thói quen xấu mà nó có thể làm bạn bị xa thải/ đuổi việc, hoặc mất cơ hội thăng tiến 

- Lack of manners. When you ask for something, say ‘please.’  When someone gives you something, say ‘thank you.’ If you don’t know someone, introduce yourself.  If you need to interrupt someone, say ‘excuse me.’  “Manners are important, so don’t be rude.  And above all, if you don’t have something nice to say…don’t say anything at all,” 
                               Hok biết cách cư xử/ cư xử kém / cư xử thiếu lễ độ, thiếu lịch sự. Khi bạn nhờ điều gì đó hãy nói " vui lòng ". Khi ai đó cho bạn cái gì, hãy nói cảm ơn. Nếu như có ai đó không biết bạn là ai , bạn muốn giới thiệu mình cho họ. Khi đó nếu cần phải ngắt lời ai thì hãy nói "xin lỗi". Cư xử lịch thiệp là điều rất quan trọng, đừng trở nên người thô lỗ. Và trên hết, nếu bạn không biết nói gì hay ho thì tốt nhất đừng nói gì cả.

- Speaking without thinking. If you’ve got ‘foot-in-mouth’ , you must control it in the workplace.
                                   Nói mà không suy nghĩ. Nếu như bạn thường buột miệng nói những lời tệ hại, thì bạn nên kiểm soát thói quen này khi ở công sở/ nơi làm việc. 
foot-in-mouth : nghĩa là nói điều gì đó tệ hại/ ngu ngốc, ngớ ngẩn, những điều không nên nói, hoặc nói điều gì đó mà làm cho bạn phải hối tiếc và ước là lúc đó không nói như vậy

- Poor grammar. “When you hear someone using poor grammar, slang , it translates into believing that person to be uneducated,” . Remind yourself that you’re not at home 
                            Nói trống không, nói không đầu không đuôi. Khi bạn nghe ai đó nói trống không, hoặc nói tiếng lóng, làm bạn nghĩ là người đó là kẻ vô học/ thất học. Bạn nên nhớ rằng đây không phải nhà bạn.
- Do you have a weak handshake? Do you avoid making eye contact? If you say yes, they are bad habit. They are a bad body language habits. 
                     Có phải bạn bắt tay không chặc không mạnh mẽ không? có phải bạn lãng tránh giao tiếp bằng mắt không? nếu bạn nói có, thì những cái đó là thói quen xấu. Chúng là thói quen xấu của ngôn ngữ không lời. 

We all have bad habits.
                      Chúng ta có tất cả những thói quen xấu đó. 

Học thuộc lòng những câu bạn thích, sau đó thay thế chủ ngữ, vị ngữ, và ghép vào những câu khác để tạo ra câu chuyện cần nói. Rồi thực hành nói đi nói lại những câu đó mỗi khi bạn giao tiếp bằng tiếng anh. 
Dần dần bạn sẽ nói những câu trên một cách tự động , phản xạ vô điều kiện, không cần phải ngồi nghĩ từ nghĩ ngữ pháp trước khi nói nữa. 

Ví dụ:  Mình thích các câu sau
 3 Bad Habits at Work. bad body language habits, Speaking without thinking, poor grammar, Talking with your Mouth Full, going on Facebook twenty times a day . To break a bad habit

Mình học thuộc lòng từng câu, luyện nói từng câu cho đến khi trôi chảy mới thôi. Sau đó mình tập ghép các câu lại thành một câu chuyện
I have some Bad Habits at Work. There are bad body language habits, - Speaking without thinking
I don't make eye contact, I avoid making eye contact because I'm shy.  Anh my co-worker said that you look lack of confidence Because  you avoid making eye contact. And they said that because I speak without thinking it can be make client angry. 
They are my bad habit. I need to break bad habits. 
In workplace, there are some co-worker have a bad habit too. John is always to talk with his mouth full. He go on facebook 20 tímes a day
Do you have some bad habits that you’d like to break???

Be a fan with us on facebook: http://goo.gl/fK4kqf



Wednesday, July 9, 2014

Chia sẻ kinh nghiệm học IELTS từ 5.5 lên 8.0 trong 6 tháng


Hi cả nhà, tham gia khá lâu, học hỏi được bao nhiêu kinh nghiệm mà không cống hiến được post nào giá trị, mình thấy xấu hổ vô cùng. Nên sau khi đạt target IELTS xong, mình đã ấp ủ phải cố gắng viết một note thật đầy đủ chia sẻ tất tần tật kinh nghiệm của mình trong quá trình tự học ôn thi IELTS để báo đáp lại (Let’s share to be shared ) .

Giới thiệu qua chút, mình tên Bách. Mình đã tốt nghiệp Đại học Ngoại thương HN (FTU) và hiện đang làm việc tại Ngân hàng Ngoại thương. Mình thi IELTS hồi tháng 4/2013 và được Listening: 8.5, Reading: 8.0, Speaking: 7.5, Writing: 8.0. (Overall 8.0)

Về background,

Tuy mình học FTU nhưng là dân khối A nên tiếng anh cũng thuộc dạng bình thường chứ ko phải cao thủ như bạn bè cùng lớp khối D. Mấy năm trước mình đã đi học IELTS ở ACET và một số trung tâm, thầy cô khác và sau đó đi thi nhưng chỉ được 5.5 . Nguyên nhân rút ra là do tự học không đúng phương pháp nên học mãi chẳng tiến bộ dù có học thêm ở đâu. Đợt vừa rồi, công việc hòm hòm, mình đã thay đổi phương pháp học, tập trung tự ôn trong 6 tháng, và kết quả (đặc biệt môn trước đây mình yếu nhất là Writing đc 8.0) đối với mình đúng là ngoài mong đợi. Do vậy, mình nghĩ kinh nghiệm của mình sẽ rất có ích cho các bạn trình độ đang tầm 4.5-6.0 muốn tự học để nâng band score của mình lên 8.0 or cao hơn

LISTENING 

1) Nghe tiếng anh kém, nghe thật nhiều BBC, CNN (radio, xem TV) xem phim tiếng anh (không phụ đề) -> nghe sẽ giỏi, làm listening IELTS sẽ điểm cao ??

Sai. Nếu khả năng nghe của bạn chưa tốt thì chắc chắn là bạn nghe các kênh đó sẽ không hiểu tý gì cả. Bạn nhủ thầm cứ cố gắng nghe tiếp rồi sẽ tiến bộ thôi. Lần 2,3,4…n và kết quả là: WOAAAA….vẫn vậy =.=. Nguyên nhân rất đơn giản, thực ra không phải bạn không nghe được gì, bạn vẫn nghe được người ta nói đấy thôi. Nhưng các âm đấy bạn chưa nghe bao giờ (bạn không biết các từ đấy phát âm thế nào hoặc biết nhưng không đúng) nên nghe bạn không hiểu . Việc luyện nghe mà không có transcript cũng giống như bạn tập giải toán mà không có đáp án vậy. Bạn không biết mình đang làm đúng hay sai thì làm sao rút kinh nghiệm để tiến bộ được (Thực ra: nghe kiểu “tắm ngôn ngữ” bạn vẫn có thể áp dụng, nhưng chỉ nên coi nó như 1 supplementary method thôi chứ không phải main technique. Phương pháp này có đem lại hiệu quả nhưng rất ít)

2) Giải pháp:

Phương pháp luyện nghe hiệu quả nhất (đặc biệt với làm bài nghe trong kỳ thi IELTS) mà mình được biết và đã áp dụng hiệu quả đó là NGHE VÀ CHÉP CHÍNH TẢ. Bạn nghe và chép chính tả lại 100% những gì bạn nghe được. (Nếu bạn nào cũng học FTU thì năm thứ 1 môn tiếng anh các thầy cô cũng hay luyện bạn nghe và chép chính tả. Giờ ko biết còn thế ko? ). Bạn nên kết hợp luyện nghe và luyện pronunciation luôn (luyện nghe với nói bao giờ cũng nên luyện song song). Cụ thể phương pháp này như sau:


+ Bước 1: tìm một nguồn phát tiếng Anh chuẩn (nói về chủ đề mà bạn thấy hứng thú) và phải có phụ đề (nhất thiết phải có)

Bạn có thể tim trên youtube, các kênh news của BBC, VOA, CNN ( CNN student news – MC nói khá rõ ràng dễ nghe và bài nào cũng có sub đi kèm. Lúc đầu mình nghe chương trình này) các bộ phim tiếng anh cũng được nếu bạn thích nhưng phải có phụ đề đi kèm,. Nếu khả năng nghe của bạn tương đối khá, mình highly recommend các bạn nên nghe các bài thuyết trình ở trang ted.com (“TED là 1 tổ chức toàn cầu chuyên tổ chức các buổi nói chuyện, thuyết trình với các chuyên gia trên thế giới. Các bạn có thể tìm thấy mọi chủ đề mình quan tâm, từ Gender đến Technology, Medical,… với đủ mọi độ dài thường là dưới 6 phút hoặc khoảng 20′” – nguồn: Hội sĩ tử IELTS.)

Lưu ý:

+ Bạn chỉ nên chọn bài nghe dưới 10’ thôi không không chép nổi đâu. Như 1 bài phát thanh CNN student news (tầm 10’) mình chép ra cũng thành kín 5 trang giấy và trong 4 ngày mới xong (mỗi ngày mình có 3 tiếng để học t.a)

+ Nếu bạn muốn luyện để thi IELTS là chính thì nên chọn nguồn nói giọng Anh –Anh để nghe. Đang nghe quen giọng Anh-Mỹ đi thi IELTS toàn giọng Anh-Anh cũng khá mệt đấy vì một số từ người Anh phát âm rất đặc trưng và rất khác với tiếng Anh Mỹ

+ Bước 2 (giai đoạn đau khổ nhất L ): Listen and transcribe it

Bạn nghe và chép lại tất cả những gì bạn nghe được. Đương nhiên là việc này sẽ rất khó, bạn sẽ mắc phải rất nhiều lỗi sai và không nghe được nhiều từ (có thể là từ mới bạn chưa biết, hoặc từ bạn đã biết nhưng bạn lại phát âm sai -> nghe sai). Hồi đầu thử transcribe cnn student news, mình sai toe toét L. Không sao, kinh nghiệm ở đây của mình là: cứ nghe, cứ viết ra tất cả những gì bạn nghe được (đoán được) rồi so sánh với transcript và rút kinh nghiệm dần dần. Bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn bạn nghĩ rất nhiều. Sau này, bạn sẽ thấy do phải chép chỉnh tả 100%, những từ lúc nghe hay sót như “and” “the”, từ có số nhiều hay không…bạn nghe sẽ rất rõ. Và đến khi quay lại làm listening IELTS thì -> Easy as eating pancakes

Lưu ý:

Phần mềm nghe mình khuyên các bạn nên sử dụng để luyện ở bước 2 này là GOM playerthay vì trình chơi nhạc mặc định window media player. Phần mềm này bạn có thể nghe từ đoạn A đến B, tua đi hoặc tua lại trong bao nhiêu giây bằng phím tắt…và rất nhiều tính năng hữu ích khác. Phần mềm No.1 để luyện nghe t.a mà mình vote. Down tại đây:

http://www.download.com.vn/timkiem/G...yer/index.aspx

+ Bước 3: Tập đọc lại theo transcript và thu âm lại so sánh

Ở bước này, bạn hãy nghe thật kỹ phát thanh viên đọc, nhấn nhá, nối âm, lên xuống ở đâu. Bạn bắt chiếc giống hệt thế rồi đọc. Sau đó nghe lại phần thu âm giọng đọc của mình, xem chỗ nào chưa giống thì đọc lại. Sửa đến khi nghe lại thấy ưng ý thì thôi.

Công việc này cũng khá là nản nhưng đây là cách luyện Pronunciation cực kỳ hiệu quả. Bản thân mình đã duy trì tập nói theo cách này liên tiếp trong 2,5 tháng. Kết quả rất tuyệt vời khi nói chuyện với một bác Tây, bác khen mình phát âm hay và hỏi đã ở nước ngoài ah làm mình sướng rơn

Lưu ý:

Về thu âm:

+ Bạn hãy mua một tai nghe có mic. Loại nào cũng ok tùy túi tiền của bạn (Nên luyện nghe bằng tai nghe cho giống với khi thi và tập trung hơn). Đi thi thật thì bạn được nghe tai ko dây xịn (mình thi IDP nên ko biết thi BC thì thế nào) nghe sướng hơn tai nghe ở nhà nhiều

+ Dùng phần mềm Audacity để thu. Đây là phần mềm khá nhỏ gọn và tiện để thu âm. (bạn thu âm để luyện speaking chứ ko phải hát hay rap nên ko cần soft kiểu Cool edit pro hay Adobe audition làm gì cho nặng máy ^^ )

Link download:

http://download.com.vn/audio+video/v..._audacity.aspx

1 kinh nghiệm nữa. Nếu bạn đang dùng smartphone, hãy search trên store và down apptedict về để học.

Apps này sẽ hỗ trợ bạn viết chính tả theo phương pháp trên mình nói. Nguồn tiếng anh là web ted.com. Lúc viết chính tả bạn sẽ có tùy chọn hiện transcript dịch tiếng Việt nên sẽ dễ dàng hơn khá nhiều.Nếu dùng android giống mình có thể vào appstore.vn down về free.Link down:

http://appstore.vn/android/index.php...nart.tedictpro

Phù, vậy là xong Listening. Giải thích cụ thể nên dài dòng vậy thôi chứ 3 bước làm khá nhanh. Nếu bạn kiên trì học theo cách này trong tầm 1 tháng thôi. Mình cam đoan bạn sẽ ngạc nhiên vì sự tiến bộ của bản thân (như mình vậy) . Các tips khi đi thi Listening IELTS mình không trình bày, đã có rất nhiều tips post trên mạng. Nếu bạn cần mình sẽ gửi mail hết cho (địa chỉ mail ở cuối bài). Nhưng mình nói thật, áp dụng các tips cho Listening chỉ nâng bandscore cho bạn lên được tầm 0.5-1 điểm thôi. Luyện theo phương pháp trên đến khi trình lên, bạn sẽ thấy cảm giác đang nghe được tầm 15-20 câu (band 5.5) lên 35-40 (band 8+) câu sung sướng thế nào ?  

SPEAKING 

1. Bạn nói kém và có Vietnamese accent, bạn nghĩ rằng đi học các trung tâm 100% giáo viên bản ngữ sẽ giúp bạn nói hay và tự nhiên ?
Sai. Mình không dám khẳng định 100% là sai vì mình cũng chưa đi học hết tất cả các trung tâm. Nhưng 1 trong những trung tâm mình đã từng đi học là ACET – được đánh giá là trung tâm luyện IELTS tốt nhất (và đắt nhất) thì đi học nếu bạn nói sai or nói chưa hay, bạn sẽ không được giáo viên sửa đâu. Sẽ không có chuyện họ nhắc bạn nên nhấn âm vào đâu, nối âm thế nào….(nếu có thì rất ít) -> nên mình thấy nhiều bạn học 4,5 khóa (mất tầm mấy chục triệu) nói tiếng anh vẫn chán như thường (và đó còn là trung tâm tốt nhất, nên đừng tin vào quảng cáo của các trung tâm khác bây giờ)

2. Nên nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt ? Gặp ai cũng nói, skype, yahoo, thậm chí nhiều clb tiếng anh IELTS còn rủ nhau ra Hồ Gươm “săn” Tây để nói (nghe hơi dã man)
Với thi speaking IELTS, điều này thực ra mình thấy chỉ 50% là đúng. Việc bạn nói tiếng anh nhiều chỉ giúp tăng độ trôi chảy và tự tin khi nói của bạn . Thi Speaking bạn cần nói trôi chảy nhưng quan trọng là phải đúng. Một bài nói sai quá nhiều lỗi ngữ pháp bạn sẽ không bao giờ hy vọng được quá điểm 5. Nếu bạn đang nói ở mức “ kém” (tất cả các câu đều sai ngữ pháp, thậm chí lỗi cơ bản) điều này sẽ khá là tai hại vì bạn sẽ quen với các lỗi sai, sau này rất khó sửa.

Giải pháp:

1) Thay vì nói, mình nghĩ lúc này bạn nên nghe nhiều hơn (input thay vì output) (xem người bản ngữ diễn đạt ý đó thế nào rồi bắt chiếc), xem lại ngữ pháp, đến khi nào bạn thấy nói không còn sai quá nhiều lỗi nữa là được (có thể nhờ bạn bè, giáo viên nghe và nhận xét cho bạn)

2) Luyện pronunciation theo phương pháp mình đã trình bày ở phần Listening. Học tiếng anh (hay học bất kì một ngoại ngữ khác nào nói chung) đơn giản chỉ là sự bắt chước, nhái lại những gì người bản xứ nói và viết. “LEARNING ENGLISH IS NOTHING BUT IMITATION”. Bạn nhái giọng giống native speaker thì chứng tỏ bạn phát âm hay.

3) Sẽ rất tốt nếu bạn có bạn là người bản xứ or bạn được luyện speaking với người có level trên bạn. Họ nghe, nhận xét và giúp bạn sửa lỗi -> bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Nhưng nếu bạn cũng là người có ít mối quan hệ, nhút nhát và sống nội tâm như mình =) , bạn có thể tự nói một mình, thu âm lại và tự chấm theo thang điểm chấm Speaking cũng rất tốt và hiệu quả. Mình thường viết hoặc lên Outline trước khi nói để đảm bảo hai yếu tố: logic + không bị sót.

WRITING

Đây là phần khó tự học nhất nhưng lại là phần mình cải thiện điểm số được nhiều nhât nên mình nghĩ kinh nghiệm của mình sẽ đặc biệt có ích với bạn nào đang có background viết yếu

1.Nên đi học ở trung tâm có giáo viên bản ngữ hay học người Việt

Mình đã từng đi học cả 2 chỗ và có nhận xét như sau:

+ Giáo viên bản ngữ: thường là cho bạn thảo luận với nhau (tất nhiên là bằng t.a) làm bài tập theo giáo trình học của trung tâm (ở ACET có các quyển giáo trình do họ tự soạn như AE1, AE2….Ielts pre) sau đó mới chữa và nói mẹo làm. Trong mỗi buổi học giáo viên phân tích 1 bài và học viên sẽ tự viết lại theo nhóm trên giấy transperency trong thời gian ngắn hơn thi thật (15 phút cho task 1 và 35 phút cho task 2) sau đó giáo viên sẽ thu bài và dùng máy chiếu (overhead) để chữa luôn trên lớp (thực ra không phải buổi nào cũng được thế đâu, cả khóa may ra được 2 buổi và hồi mình học AE7 trở lên mới có)

Ưu : Làm bài tập, thảo luận rồi mới cung cấp tips, bạn sẽ nhớ hơn nhiều là được cho tips ngay từ đầu. Ngoài ra, không chỉ kỹ năng viết, mà 3 kỹ năng còn lại của bạn cũng được cải thiện khi học với người bản ngữ. Nghe thầy bản xứ dạy, cũng chính là lúc bạn luyện nghe, giao tiếp luôn. Thiết bị, điều kiện học tập tốt -> tiếp thu dễ dàng hơn. Hình như trung tâm nào đắt, còn có nhiều gái xinh, trai đẹp hơn thì phải -> học hứng khởi hơn (cái này có bạn bảo thế, mình ko sure ))

Nhược: học phí cao (Ila, equest…) 6-9 triệu hoặc rất cao (ACET, BC) trên 15 triệu. Ngoài ra, do tất cả các tips trình bày bằng tiếng Anh nên những bạn tiếng Anh chưa tốt (background < or = 5.5) sẽ khó tiếp thu được 100%. Khi đăng ký khóa học bạn không biết được thầy dạy của bạn là ai, gặp phải thầy dạy ko hay, bạn cũng chả claim được. Một vấn đề nữa, học viết họ thường không phân dạng cụ thể. Ví dụ task 1: ko phân cụ thể thành dạng: bar chart, line chart, table, column, mixed…Nhiều khi học hết khóa mà vẫn chưa biết làm thể nào viết một bài task 1 IELTS hoàn chỉnh.

+ Giáo viên Việt Nam: Tùy phong cách dạy, mà có giáo viên sẽ cung cấp các tips cho bạn, sườn mẫu câu, các academic vocab cho từng chủ đề -> cứ lắp vào mà viết là ok.

Ưu: Học phí rẻ hơn kha khá. Tips, sườn, mẫu câu… được trình bày giải thích bằng tiếng việt nên dễ hiểu (đặc biệt với các bạn tiếng Anh chưa tốt).

Nhược: Lớp rất đông và phòng học không tiện nghi như các trung tâm trên (vì thường là dạy ở nhà riêng). Giáo viên nào có tiếng thì thậm chí bạn phải ngồi ghế nhựa, đứng mé mà chép bài. Ngoài ra, một số thầy cô dạy chỉ đọc cho bạn chép, không chữa bài -> học khá là boring.

è Tuy nhiên, cá nhân mình thì vẫn thấy riêng Writing thì nên học giáo viên người Việt , đỡ tốn kém mất thời gian.Học giáo viên bản ngữ họ hay dạy kiểu “mua dầm thấm lâu” tốn tiền lắm. Nếu sợ đông, có thể tìm lớp ít người mà giáo viên tốt nhưng chưa có tiếng cũng ok miễn là đảm bảo. Học 1,2 khóa để lấy sườn, mẫu câu, cách làm từng dạng rồi ở nhà tự luyện thêm.

2. Nên đọc tài liệu gì bổ trợ cho Writing IELTS tốt nhất ?
Search trên mạng bạn có thể thấy có rất nhiều lời khuyên như: đọc báo tiếng anh, bbc, cnn,new york times (US), the guardian (UK), đọc truyện tiếng anh, một số trang web về debates, bộ social issues ở thư viện của ACET, BC…

Kinh nghiệm của mình là: ok, mọi thứ trên đều có ích. Nhưng nếu bạn đã xác định muốn tìm nguồn đọc để có ích cho Writing IELTS nhất và nhanh nhất thì bạn cứ tìm và đọc sample mẫu (band >=  cho mình. Trong các sample có mẫu câu, có vocab, ideas…đầy đủ hết. Mà bạn cũng không phải lo từ với cấu trúc có academic hay không ? Cứ thế cóp mà bê nguyên vào bài của bạn. Đọc trên báo (new york times, guardian…) nhiều câu giọng văn là kiểu viết báo, ko hợp với Academic writing trong IELTS. Các samples mình recommend:

+ Trang web ielts-simon.com của simon (giám khảo ielts). Cóp hết bài mẫu của simon ra mà đọc . Simon quan điểm viết tự nhiên, dễ hiểu theo kiểu người bản xứ thay vì viết khó hiểu như Mat clark

+ A Solution to score 8.0

+ IELTS – Write Right

+ High-scoring Ielts Writing model answers

+ Sách Mat clark (không khuyến khích lắm vì từ và cấu trúc quá khó để hiểu và bắt chiếc)

3. Nên viết theo templates hay freestyle ?

Câu này mình thấy nhiều bạn cũng hay hỏi.

Thứ nhất, bạn nên lưu ý là giám khảo chỉ đánh giá cao nếu các cấu trúc, từ bạn sử dụng liên quan đến chủ đề của đề bài. Ví dụ với chủ đề “health” là một số từ như: a major cause, poor health, manual jobs, physical activity, outdoor sports. “Technology” là: the latest innovations, revolution, major advance, progress …

Nếu bạn dùng các template có các câu hoặc từ mà bài nào cũng dùng được (dù trông có vẻ academic và “nguy hiểm”) ví dụ : “One of the most controversial issues today relates to ………In this essay, I am going to examine this question from both points of view….

In this essay, I will present both sides and also my own view on this subject. / Before airing my opinion, I will elaborate this controversial issue from diverse perspectives.On one side of the argument there are people who argue that the benefits of considerably outweigh its disadvantages. The main reason for believing this is that…”

giám khảo sẽ biết ngay bạn học thuộc và đương nhiên sẽ không đánh giá cao.

Thứ hai, viết freestyle: với những bạn band 7+ thì mình không có ý kiến gì. Tuy nhiên với các bạn trình độ thấp hơn, mình nghĩ các bạn nên đi theo một kiểu viết tránh việc mỗi hôm viết 1 kiểu (điểm viết của bạn theo đó sẽ mỗi lần một khác). Ví dụ: bài viết gồm 4 đoạn: mở bài, 2 khổ thân bài, kết luận. 1 paragraph bao giờ cũng bắt đầu bằng topic sentence. Triển khai các idea theo cấu trúc “idea-example-explain”, “ideas-Firstly,…Secondly,…, Finally,…”…

4. Có người nói viết theo Simon điểm thấp hơn, Matclark điểm cao hơn hoặc ngược lại -> Nên học viết theo phong cách thầy nào ?

Đáp: Thực ra kỳ thi ielts thực chất chỉ là kỳ kiểm tra khả năng ngoại ngữ của người học không phải bản xứ và band 9 của writing Ielts chỉ là “native speaker-like”. Với những người bản xứ được đào tạo để làm giám khảo IELTS như Mat clark hay Simon thì tất cả bài viết của họ đều xứng đáng được band 9 (hoặc hơn) cả. Vấn đề đặt ra ở đây là phong cách của ai bạn bắt chiếc thì dễ hơn ? Cá nhân mình thấy thì bắt chiếc viết như Simon dễ hơn (đi thi mình viết như Simon).

5. Tại sao luyện viết rất nhiều (ngày nào cũng viết 2,3 bài) mà mãi không tiến bộ ?

Mình luôn khuyên các bạn mới học viết ielts là nên bỏ thời gian vào việc chuẩn bị một bài viết như thế nào cho chuẩn thay vì cố gắng viết càng nhiều càng tốt. Ví dụ: một bài task 2.

+ Bạn cần tìm hiểu bài đó thuộc dạng gì: causes & solutions ? opinion hay discuss + opinion ? …

+ Bài viết thuộc chủ đề gì ? Technology, education, enviroment ??.. Bạn có những idea, từ vựng nào thuộc chủ đề này rồi ?

+ Với bài viết như vậy, mở bài bạn sẽ viết gì ? thân bài ? kết luận ?

+ Các cấu trúc bạn sẽ áp dụng trong bài: mệnh đề quan hệ, câu bị động, câu điều kiện…

+ Các cách triển khai ý: idea-example-explain” hay “ideas – Firstly,…Secondly,…, Finally,…”

+ Các từ để kết nối các câu..

….vân vân..

Thứ hai là với Writing, bạn nên có người chữa bài cho bạn. Biết được lỗi sai ở đâu sau đó sửa bạn mới tiến bộ nhanh được. Đây cũng là lý do riêng với Writing thì mình nghĩ các bạn nên đi học 1,2 khóa cho biết nếu thấy tự học là quá khó.

-> Tóm lại, bạn không cần phải viết quá nhiều, hãy dành thời gian cho quá trình chuẩn bị và cố gắng tìm một người chữa bài cho bạn nếu được

6. Cách học theo văn mẫu thế nào cho hiệu quả ?

Bạn có thể rất háo hức khi down được 1 file nén chứa hàng trăm bài mẫu essay band >8.0, hoặc tìm được mấy quyển sách tuyển tập mấy trăm bài văn mẫu điểm cao và nghĩ rằng đọc hết chúng bạn sẽ điểm cao hơn. Rất tiếc là đa số các bạn đọc xong đều không thấy trình viết khá hơn chút nào. Tại sao lại thế ? Đơn giản vì sách và tài liệu bạn down được, mỗi essay được viết theo một phương pháp khác nhau bởi những người viết khác nhau. Sẽ rất khó cho bạn theo dõi và học hỏi được gì từ đó (ngoài vài từ mới).

Cách khắc phục: Bạn chỉ nên xem văn mẫu của một tác giả và học theo phương pháp, cách tiếp cận tác giả này áp dụng. Ví dụ bạn thích Mat Clark, hãy xem các bài văn mẫu của Mat clark và học theo cách viết đấy, các essay mẫu người khác viết chỉ học hỏi lấy từ vựng thôi. Đừng ham hố down các file nén chứa hàng nghìn bài essay về làm gì vì chúng thực sự không có ích như bạn tưởng.

7. Vậy tóm lại là phải học và bắt chiếc theo cách viết của một tác giả. Nhưng bắt chiếc kiểu gì ?

Đáp: Cái này không cách nào khác là bạn phải bỏ thời gian ra mà tìm hiểu từng bài tác giả đấy viết thế nào ? cách tiếp cận ra sao ? dùng các cách triển khai ý, cấu trúc gì ?.. Tất nhiên là sẽ mất thời gian và khá khó khăn cho các bạn mới bắt đầu. Trong một bài viết, mình không thể nào liệt kê ra hết được. Có lẽ sẽ cố gắng post dần dần dưới dạng video cho dễ hiểu. Hy vọng là các bạn ủng hộ ^^

READING

I. Reading là phần mà tips, các mẹo sẽ giúp bạn nâng điểm số khá nhiều ( ở dưới mình có trích dẫn một số link tips Reading mà mình sưu tầm trên mạng). Tuy nhiên, để thực sự nâng trình Reading của bạn lên, bạn phải đọc tài liệu tiếng anh thật nhiều và có vốn từ vựng phong phú. Đó cũng là hướng phát triển lâu dài cho khả năng tiếng Anh của bạn chứ không phải chỉ ôn để thi IELTS xong rồi thôi. Do vậy, ở bài chia sẻ này, mình sẽ tập trung vào chia sẻ phương pháp để các bạn đọc tiếng Anh sao cho hiệu quả và có ích nhất.

Phương pháp mà mình muốn chia sẻ với các bạn để nâng trình phần “Reading” trong IELTS nói riêng và tiếng anh nói chung là “The Free Reading Technique”. Phương pháp này do tác giả Hung Q.pham viết trong quyển 5 steps to speak a new language. Bạn có thể tìm đọc nếu thích. Ở bài này, mình chỉ trình bày những nội dung quan trọng nhất (mà thực ra bạn cũng chỉ cần biết thế, không cần nghiên cứu sâu hơn làm gì) và thêm một số kinh nghiệm thực tế của mình khi áp dụng phương pháp này.

Bước 1: Tìm một nguồn tài liệu Tiếng Anh phù hợp mà bạn cảm thấy hứng thú, thích đọc

+ Các nguồn mình gợi ý bạn có thể đọc như:



Các trang tin online



Vietnament, vnexpress bản tiếng anh – Nhiều thầy, cô khuyên bạn rằng không nên đọc vì văn phong Việt Nam. Nhưng theo mình, việc đọc các trang này vẫn có ích, giúp bạn đỡ bị khớp hơn nếu thấy đọc các nguồn dưới khó quá

BBC, CNN, new york times (US), the guardian (UK)

Science

http://www.sciencedaily.com/

http://www.newscientist.com/

Kinh tế

http://hbr.org/ (vào blog)

http://www.forbes.com/

http://www.economist.com/

Công nghệ thông tin

http://www.cnet.com/

http://www.pcworld.com/

Thể thao

http://espn.go.com/



Các truyện tiếng Anh:



Bạn có thể down các ebook truyện tiếng anh về đọc trên pc, laptop, ipad, iphone, smartphone… Đừng đọc kiểu Manga tiếng Anh như Doremon, Dragonball, Bleach, Naruto… làm gì. Vì câu cú truyện tranh viết rất khác, và nói thật mình thấy đa phần các bạn xem tranh nhiều hơn là đọc chữ .Cũng đừng tốn tiền mua sách chữ tiếng anh vì thứ nhất là đắt, thứ hai là không áp dụng được phương pháp này (mình sẽ giải thích ngay dưới đây).

Một số ebook mình recommend:

+ Oxford Bookworm Library: bộ sách tiếng anh của Oxford dùng để học từ vựng, sách được viết theo kiểu truyện (story) theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó

down tại đây:

http://vuontoithanhcong.vn/index.php...1%BA%BFng-anh/

+ Series truyện kinh dị cho trẻ con của R.L. STINE: Truyện này khá phổ biến vào năm 1994. Tại Việt Nam sêri truyện Goosebumps của Stine được dịch sang tiếng việt và nhanh chóng trở thành bộ truyện ăn khách, được sự đón nhận của đông đảo độc giả. Mỗi truyện khá ngắn, ngôn từ viết cho trẻ em nên rất đơn giản và dễ hiểu. Đọc lại hấp dẫn, lôi cuốn, thích hợp để đọc một mình trong đêm tối cô đơn )

Xem preview tại đây:

http://vnsharing.net/forum/showthread.php?t=384462

Down tại đây:

http://kickass.to/62-goosebumps-mobi...-t7712319.html

+ Harry potter, các truyện khác…(truyện nào cũng được, nhưng tốt nhất đừng dài quá và thích hợp với trình độ của bạn)

Bước 2: Đọc và…thư giãn

Lưu ý: Trước khi bắt đầu bước 2: bạn hãy tìm một từ điển Anh việt có chức năng Click & see (từ điển Lạc việt, Lingoes, các từ điển online như: tratu.soha.vn, vdict.com…). Chức năng click & see: nghĩa là gặp từ mới bạn chỉ cần chỉ chuột vào đấy (nhấn kèm phím alt hoặc ctrl) là nghĩa tiếng việt của từ đó sẽ hiện ra.

Đọc báo online hay đọc ebook bạn đều có thể dùng chức năng click & see này.

Khi đọc, bạn:

+ Đừng cố gắng take note bất kỳ cấu trúc, từ vựng khó hoặc mới nào…

+ Đừng ép bản thân phải nhớ bất kỳ từ mới nào

+ Không cần gạch chân, hay note vàng gì đó, không cần thiết

+ Không cần cố gắng đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh làm gì

Bạn chỉ cần đọc và…thư giãn, enjoy nội dung truyện, bài báo. Từ mới nào không hiểu thì dùng từ điển tra, tra bao nhiêu lần tùy bạn. Khi đọc, có thể bạn sẽ gặp các câu dù bạn có tra từ điển cũng không hiểu. Không sao, đơn giản là bỏ qua câu đấy đi, đọc tiếp. Lúc đầu có thể mất rất nhiều thời gian bạn mới đọc xong một quyển sách. Nhưng đến lần 2,3 bạn sẽ thấy bạn đọc rất nhanh. Thậm chí nhanh gấp đôi lúc đọc quyển 1.

Tại sao phương pháp này lại có tác dụng ?

Đọc theo phương pháp này, sau khi đọc xong một vài chương của quyển sách. bạn sẽ thấy có nhiều từ mới bạn gặp đi gặp lại nhiều lần. Và mỗi lần tra nghĩa là một lần bạn nhớ nghĩa của từ vựng đó. Ngoài ra, việc gặp từ mới đó trong các đoạn văn khác nhau, các ngữ cảnh khác nhau sẽ giúp bạn hiểu rõ cả cách sử dụng chúng. Bạn học từ mới theo một cách hoàn toàn tự nhiên và dễ chịu.

Còn đối với các từ, bạn chỉ gặp một, hai lần trong cả chương truyện. Ok, vậy đó không phải là các từ “common words”. Bạn không cần phải nhớ chúng làm gì.

Đối với các từ tra từ điển không thấy nghĩa, bạn có thể vào các trang sau để tra:

www.wordreference.com

http://www.thefreedictionary.com/

englishclub.com

hoặc lên diễn đàn trong nước hoặc nước ngoài hỏi nghĩa của từ đó.

Thứ ba, đọc theo cách này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Mình biết là nhiều bạn đọc truyện mà chốc chốc lại note vàng, gạch chân, chép vào sổ từ từ mới, ghi flashcard…sẽ chẳng thấy cuốn truyện thú vị gì nữa. Đọc 1, 2 trang bạn sẽ nhanh chóng mệt mỏi và vứt cả truyện lẫn sổ từ của bạn ra 1 góc. Bạn không việc gì phải gồng mình học theo cách đó, cứ để từ mới vào đầu bạn một cách nhẹ nhàng, tự động thôi.

Lưu ý:

Nếu bạn dùng android hoặc iphone, ipad, hoặc các máy tỉnh bảng android. Bạn có thể search app Moon+reader:

https://play.google.com/store/apps/d...nreaderp&hl=vi

Phần mềm đọc sách cực tốt, hỗ trợ các loại từ điển. Bạn cài thêm Bluedict và down thêm dữ liệu dictionary của các bộ từ điển như: Lạc việt, oxford, cambridge vào…Chúng sẽ giúp bạn đọc và tra từ điển theo cách Click&see như mình nói phía trên.

Xem thêm tại đây:

http://www.tinhte.vn/threads/mot-so-...droid.1400248/

II. Tips làm reading của mình thì cũng không có gì đặc biệt mà cũng giống các tips bạn đã biết trên mạng. Mình xin được trích tips làm Reading của thầy Simon (sưu tầm bởi bạn Trần Quang Thắng) ra đây để mọi người theo dõi cho dễ:

Các technique:

http://ielts-simon.com/ielts-help-an...echniques.html

Advice về cách làm bài Reading:

http://ielts-simon.com/ielts-help-an...my-advice.html

Suggest các cách luyện tập:

http://ielts-simon.com/ielts-help-an...ggestions.html

Cách quản lý thời gian:

http://ielts-simon.com/ielts-help-an...ding-time.html

Dạng bài match headings:

http://ielts-simon.com/ielts-help-an...-headings.html

Dạng bài “which paragraph contains…”:

http://ielts-simon.com/ielts-help-an...-contains.html

False/Not Given:

http://ielts-simon.com/ielts-help-an...not-given.html

Dạng multiple choice:

http://ielts-simon.com/ielts-help-an...le-choice.html

Dạng nối tên người:

http://ielts-simon.com/ielts-help-an...the-names.html


Written by Nguyen Ngoc Bach -