Sunday, July 13, 2014

Chia sẻ kinh nghiệm về chiến lược tự luyện thi toeic


Chào các bạn, Fanpage của clb: How to learn english as well nhận rất nhiều messages hỏi về chiến lược, cách học tự luyện thi Toeic như thế nào?? Và chắc rằng những bạn đang học tiếng anh tại nhà hay tại trung tâm đều có cùng một thắc mắc như trên.

Bằng kinh nghiệm đã trải qua của các bạn admin Clb, chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm của mình hy vọng các bạn có thể áp dụng chiến lược ôn luyện này tại nhà không cần tốn tiền đến trung tâm mà vẫn đạt điểm cao.

Nào Here we go

1. Cần biết rõ về cuộc thi Toeic:

Bạn muốn tham dự kỳ thi toeic, mà bạn không biết cuộc thi nó thế nào, thời gian thi ra sao, làm bài trên máy hay trên giấy, thi phần nào trước, cấu trúc đề thi thế nào....?

Nếu câu trả lời là " KHÔNG BIẾT" hoặc " KHÔNG RÕ NỮA" vậy thì make sure với bạn rằng, đừng mong đạt điểm cao trừ khi bạn đã pro sẵn English.

Lý do bạn cần " nắm rõ" về cuộc thi Toeic đó là:
Trong cuộc thi Toeic diễn ra chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ thôi, mỗi giây đi qua là không bao giờ quay lại được, cộng với áp lực cuộc thi bạn mà không biết rõ thì bạn không có chiến lược làm bài hiệu quả, bạn sẽ không có điểm cao.

Vì vậy trước khi bắt tay vào luyện hãy dành 1 tiếng đọc về cuộc thi Toeic nó gồm phần nào? thời gian mỗi phần? từng phần có gì?  Sau đó bạn hãy tự ngồi tính toán xem ở mỗi phần, ước lượng mình có khoảng bao nhiêu thời gian để làm.

TOEIC KHÔNG HỀ KHÓ, QUAN TRỌNG LÀ CHIẾN LƯỢC BẠN LUYỆN THI VÀ CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI THI, NÓ CHIẾM TỚI 70% TRONG KẾT QUẢ THI CỦA BẠN, CÒN LẠI LÀ 30% PHONG ĐỘ VÀ KHẢ NĂNG BẠN TÍCH LŨY ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN LUYỆN

2. Chiến lược làm bài:
A. Phần Listening:

Bạn nên tận dụng thời gian trong lúc thi. Vì khi thi chỉ nghe 1 lần duy nhất, và nghe liên tục, não bạn phải xử lý thông tin liên tục. Vì thế bạn không có cơ hội thứ 2 để mà nghe lại, vậy bạn cần tranh thủ thời gian.

Trước khi bắt đầu một part liseting, họ thường nói hướng dẫn, bạn đừng tốn thời giờ nghe người ta hướng dẫn, thời gian đó bạn hãy xem qua câu hỏi, câu trả lời của part đó để bạn nắm được chủ đích khi nghe mình cần nghe cái tiêu điểm gì.
Khi đó bạn nghe và nhận ra được ngay chỗ nào người ta hỏi và tìm được câu trả lời, khi hoàn thành câu trả lời của đoạn đó, dù đoạn hội thoại vẫn chưa hết nhưng bạn đừng có ngồi nghe cho hết đoạn hội thoại phí thời gian lắm, vì bạn đã trả lời xong những cái người ta hỏi,  những phần còn lại chỉ là râu ria của đoạn hội thoại nghe cũng hok có làm gì thì nghe chi cho phí thời gian? thời gian đó bạn hãy đọc tiếp những câu hỏi, và câu trả lời của đoạn hội thoại kế tiếp.
Và cứ thế bạn áp dụng cho chiến lược làm bài nghe

B. Phần Reading

Quy tắc: 
- Làm liên tục không ngừng từ trên xuống dưới. 
- Quy định thời gian cho từng câu hẳn hoi để tránh tình trạng dừng lại quá lâu ở một câu trong khi các câu khác vẫn trong " hàng đợi " 
- Đọc lướt, đọc lướt, luôn luôn là lướt trước tiên. Những câu nào thật sự khó với bạn mới đọc kỹ 
- Đánh dấu trên đề thi những câu khó, quay lại làm nó khi đã hoàn thành các câu khác.
- Khi sắp hết thời gian, mà còn nhiều câu chưa làm: 15' cuối, hãy lướt nhanh làm những câu bạn biết, sau đó quần lại những câu bạn phân vân chưa đưa ra câu đáp án hãy làm nó , sau đó còn khoảng 3' cuối, nếu chưa hoàn thành hết thì mặc nó, quánh lụi hết những câu chưa làm nha, không còn thời gian để nghĩ suy nữa đâu. 
- Những câu phân vân: hãy làm theo linh cảm đầu tiên ( cái này không có cơ sở chính xác, nhưng kinh nghiệm của các bạn trong Clb đều như thế ^_ ^, quy tắc này bạn có thể chọn tiếp thu hoặc pass it cũng không sao)

Với part 5
Bạn không nên câu nào cũng đọc kỹ hết nguyên câu, hiểu nói rồi mới đọc các gợi ý đáp án rồi mới chọn đáp án --> that's not smart way to do test well.

Bạn nên làm theo lộ trình sau:
1s để lướt câu trở lời của từng câu  ---> mới quyết định đọc hết câu hay không?

1s thôi là đủ để bạn quyết định cách làm cho câu đó rồi.
Với những câu hỏi có gợi ý là giới từ, hoặc một loạt family word --> thì bạn hãy nhìn vào +/- trước sau khoảng trống cần điền để quyết định chọn câu trả lời nào

Với những câu gợi ý trả lời như: loạt từng vựng khác nhau, liên từ, thì bạn phải đọc lượt nguyên câu hỏi. Nhớ nhé: " đọc lướt ", đừng ngồi nghiễn ngẫm nó nhé, có một số từ bạn không biết nhưng vẫn có thể đoán được, đừng dừng thời gian lại khi gặp từ không biết trong câu.

Thường part V nó chỉ có 3 loại: giới từ, thì, liên từ, vocabulary. 

Với part VI:
Cũng tương tự part V, bạn không phải đọc hết nguyên bài, bạn chỉ cần đọc lướt 1s qua câu trả lời, rồi theo quy trình của part V mà làm.

Với part VII:
Bạn cũng đừng mất thời gian đọc hết đoạn. Hãy bắt đầu bằng việc đọc câu lướt câu hỏi xem nó muốn hỏi gì?
Sau đó lướt qua đoạn tìm đọc đoạn có liên quan câu hỏi.
Thường một đoạn như thế nó sẽ có 1 câu hỏi , đây là câu hỏi bao quát hay gọi là hỏi về topic của đoạn đó. Vậy bạn hãy làm câu hỏi này sau cùng, sau khi hoàn thành các câu hỏi khác của đoạn --> khi đó bức tranh về đoạn cũng ghép tương đối hoàn chỉnh bạn có thể nhìn tổng thể. Nếu bạn giỏi phán đoán, và tự tin thì khỏi phải đọc lại đoạn để tìm câu trả lời, bạn hoàn toàn có thể đưa ra câu trả lời. ( Mình luôn làm vậy và độ chính xác luôn cao, tiết kiệm được thời gian để chiến với những câu khó gặm )

3. Chiến lược ôn luyện tại nhà:

Chiến lược ôn thi toeic Nó rất rất là quan trọng. 
Để làm quen với thời gian thi, áp lực thi, và sức chịu đựng khi ròng rã mấy tiếng đồng hồ toàn anh văn thì bạn thường xuyên làm bài test thử tại nhà.
Canh thời gian, bật băng nghe , đánh câu trả lời vào phiếu giống như khi thi thật. Sau đó bạn xem đáp án chấm thử bạn được nhiêu điểm.
Tháng đầu mỗi tuần 1 bài test hay 2 bài test thì tùy vào khả năng của bạn. Khi thấy đã cải thiện bạn nâng số lần làm bài test trong 1 tuần lên.

Sau khi chấm điểm bạn bắt đầu học từng phần theo chiến lược sau:

Với phần nghe: 
Với từng part, 1 nghe 1 lần và làm câu trả lời, xem đáp án so sánh kết quả, sáu đó nghe lại từng đoạn của câu hỏi. Khi nghe phải chú ý nó speak như thế nào, gặp những đoạn bạn không hiểu càng phải nghe đi nghe lại nhiều lần để quen dần cách họ speak câu đó, và để nhớ từ vựng nữa, cụm từ nữa.

Bạn nên đọc trước câu hỏi xem nó hỏi gì? và đọc câu trả lời? để chi? để khi nghe bạn nghe có tiêu điểm, như thế bạn nghe tập trung hơn, không bị "lậm" vào những câu râu ria, những từ khó những từ bạn không biết, nghe để nắm những ý chính của đoạn.  Tập nghe và phán đoán, tập ghi nhớ ý của đoạn hội thoại

Để quen chiến lược làm bài thi ở trên, thì khi ôn luyện, hay khi làm bài test thử tại nhà bạn phải răm rắp theo quy trình của chiến lược làm bài thi. Như thế sẽ rèn luyện kỹ năng, lặp lại nhiều lần nó sẽ thành thói quen, sẽ thành phản xạ vô điều kiện, khi đó sẽ dễ dàng cho bạn hơn.

Liên tục rút kinh nghiệm cho bản thân. Khi nghe sẽ có những cái bạn bị nghe nhầm, những mẹo trong cách hỏi và trả lời, với những cái sai đó bạn phải phân tích và tìm ra điểm chung, phương pháp làm để không bị sập bẫy một lần nào nữa.

Với phần reading: 

Bạn làm lại một lượt hết phần reading, so sánh đối chiếu kết quả. Rồi bắt đầu làm lại từng câu một. Và bạn tìm được lời giải thích cho lý do nào chọn câu đó. Học những cụm, phrase mới, family word. Với những câu bạn trả lời sai, bạn càng phải học kỹ, phân tích lý do sai, cách làm khi gặp những câu này như thế nào.... Phải biết dừng lại , lùi lại một chút để nhìn toàn cảnh nhé!

Như trên chiến lược làm bài  thi reading, ở nhà tự luyện cũng theo quy trình đó mà luyện nhé!.
Nghĩa là khi bạn đọc câu đó, hãy lượt qua câu trả lời để phân tích trong đầu bạn xem nó thuộc thể loại gì? family word, giới từ, thì, hay từ vựng... từ đó bạn quyết đinh: ah với loại này mình cần chọn chiến lược này ( xem lại phần chiến lược làm bài thi reading ở trên nhé )

Thêm nữa, bạn cần học lại 9 thì cơ bản của tiếng anh. Học thuộc nằm lòng những idiom, phrase mà mình gặp phải nhé.

Ban đầu có thể điểm số rất tệ , thậm chí bạn đụng câu nghe nào cũng như vịt nghe sấm, hay đụng câu reading nào cũng trên 79% hok hiểu hok biết từ cũng không sao. Bạn luyện chậm lại, nhai ngấu nghiến từng câu một trong đoạn hội thoại, từng câu trong reading, rồi dần dần bạn nâng lên.

Cuối cùng, 1 tuần bạn làm lại bài đã test thử trong tuần đó. Như vậy bạn đo được mình tiến bộ thế nào so với lần đầu tiên, và để bạn nhớ lại những gì đã học.
Nên photo nhiều phiếu trả lời, để bạn sử dụng mỗi khi làm bài test thử.
Có bản record ghi chép lại điểm số  để bạn theo dõi mình tiến hay lùi, hay giậm chân tại chỗ và điều chỉnh nha.

4. Nên học giáo trình nào? 

Bạn nên học giáo trình mà nó có nguyên một bài test luôn ấy, trong phần answer nó có hướng dẫn thì càng tốt.

Ngoài giáo trình đó mình hay lên trang tự học anh văn này để luyện nghe, viết, và học từ mới. Bạn click tại đây để vào trang.

5. Bao nhiêu điểm là đủ?

Chà khó nói lắm, làm cao nhất có thể. Nhưng khi mới bắt đầu ôn luyện bạn nên đặt mục tiêu để quyết tâm đạt được, tốt nhất đặt mục tiêu từ 600 trở lên.


6. Khi ôn Toeic có nên luyện nói và viết không?

Nếu bạn chỉ muốn có cái bằng trưng chơi, lòe nhà tuyển dụng thì khỏi cũng được. Nhưng nếu bạn muốn mình có bằng nhưng vẫn xài được thì phải luyện kèm nói với viết.

Khi luyện nghe và luyện reading như thế sẽ là điều kiện tuyệt với để luyện nói và viết. Vì 4 skills này không hề tách biệt mà luôn linking lẫn nhau.

Nói: 
Khi nghe, bạn có thể tập nói và lặp lại những câu bạn thích, hay lặp lại những gì bạn nghe được. --> bạn quen với việc mở miệng nói, nhớ từ mới, nhớ ngữ cảnh sử dụng câu đó--> nói theo phản xạ --> tự nhiên say học av " ngứa miệng" muốn nói.
Khi reading, sau khi làm các cách ôn luyện xong, bạn có thể dành vài phút để đọc to những câu trong phần reading --> quen với việc mở miệng nói, đọc lưu loát hơn, học từ vựng hay cụm từ cũng dễ nhớ nữa.
Nếu khi bạn học từ, hoặc học cụm từ, bạn chỉ việc viết nó, hoặc tưởng tượng từ đó trong đầu mà không mở miệng đọc hoặc không đọc trong suy nghĩ thì có phải rất ức chế, rất khó thuộc đúng không? Vậy thì hãy đọc nó thật to, mở miệng đọc nó đi đừng tự ức chế mình.

Viết: 
Khi nghe: thích câu nào bạn có thể viết lại câu đó ra nháp
Khi đọc, thích đoạn nào, câu nào có thể viết lại ra nháp, sau đó không nhìn sách mà tự viết lại câu đó.
Bạn biết không, có thể bạn nghe được câu đó, hoặc bạn đọc hiểu, biết đoạn đó nhưng khi viết nó ra bạn bị lúng túng đủ chỗ cũng như khi lặp lại bạn cũng lúng túng không nói trọn vẹn câu được. vì vậy nghe là chuyện cần luyện viết để tay và mắt bạn quen với nó.

CHÚC CÁC BẠN ÔN LUYỆN THÀNH CÔNG!!!

Bạn nào có nhu cầu tìm gia sư để ôn luyện tại nhà cùng các bạn thì liên hệ page nhé!, các admin sẽ ôn luyện với bạn

Be a fan with us on facebook: http://goo.gl/fK4kqf






No comments:

Post a Comment